
Khi HCl thoát ra khi PVC cháy là một chất kích thích và độc (gây phù nề phổi).
Sự độc hại của các khí cháy là chủ yếu do khí CO, khí này khí có nồng độ cao và nó rất độc, lại không thấy được, không mùi, nạn nhân bị ngạt mà không biết để tránh đi.
Trái lại, có thể biết sự xuất hiện của khí HCl qua mùi của nó tại nồng độ rất thấp (5ppm) và rất nhanh chóng gây kích thích họng và các màng nhầy tới mức độ nhanh chóng làm cho người ta không thể chịu nổi (50 – 100ppm) nhưng lại không để lại hậu quả vĩnh viễn nào, chỉ khi ở mức độ cao gấp 10 – 20 lần mức nói trên thì gây phù nề phổi.
Do đó có thể coi rằng trong trường hợp cháy, khí HCl sinh ra sẽ làm một tín hiệu báo động buộc con người phải rời khỏi khu vực lân cận trước khi bị nhiễm độc hoặc bị ngạt.
Theo các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, đã có nhiều bình luận liên quan đến sự thoát ra của dioxin khí PVC cháy, nhiều kết luận ngược lại rút ra thì lại không được thực tế chứng minh qua các số liệu thu nhập được từ các vụ cháy thực tế.
Các nghiên cứu bề sâu được thực hiện ở các phòng thí nghiệm ở trường tổng hợp căn cứ theo một vụ cháy tại một nhà kho ở Thụy Điển chứa 400 – 500 tấn PVC cho thấy rằng số lượng dioxin thoát ra lại nhỏ hơn một phần nghìn số lượng dioxin sinh ra hàng năm từ một lò thiêu cháy thành phố cỡ trung bình.
Hơn một phần ba thực phẩm bán ở Châu Âu hiện nay được gói trong bao bì nhựa và mỗi người trong 510 triệu cư dân Châu Âu thải ra 31kg bao bì nhựa mỗi năm.
Một lý do khiến bao bì nhựa cực kỳ phổ biến là vì nó rất đa dụng với chi phí cực thấp: ví dụ, người ta cần rất ít chất liệu để sản xuất ra chai nhựa đựng thức uống thay vì chai thủy tinh.
"Nhựa rất rẻ, nhẹ và có thể linh hoạt sử dụng trong rất nhiều cách mà các nguyên liệu khác không thể," Susan Selke từ Đại học Michigan nói.
Hồi 50 năm trước, trước khi cuộc cách mạng về nhựa bùng nổ, hầu hết thức uống được bán với bao bì là chai thủy tinh. Ngày nay, hầu hết thức uống đóng chai đều làm từ loại nhựa cứng có tên gọi polyethylene terephthalate, hay còn gọi là PET.
Thị trường nhập khẩu polyolefin ở Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi nhận mức tăng mới vào đầu tháng 9.
Nguyên nhân chính kích hoạt đợt tăng giá là do các vấn đề logistic đã gây ra sự gia tăng cước phí vận tải và trì hoãn thời gian giao hàng kéo dài, đặc biệt là từ Trung Đông.
Sự chậm trễ vận chuyển từ Trung Đông đóng vai trò trung tâm
Cả hai thị trường PP và PE đều đang phải đối mặt với tình trạng chậm trễ vận chuyển từ Ả Rập Xê Út, nước cung cấp polyolefin lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, trong vài tháng qua.
Sự hỗn loạn về logistic trên toàn cầu đã khiến cước phí vận tải tăng cao ngất ngưởng do thiếu hụt container nghiêm trọng và các đơn đặt hàng Giáng sinh từ khắp nơi trên thế giới tới Trung Quốc sớm hơn mọi năm.
Việc thiếu hụt nguyên liệu từ Nga, một trong những nước xuất khẩu PP hàng đầu vào nước này, cũng như sự trì hoãn từ Iran và vụ đóng cửa của Ai Cập đều tác động tới tình hình.
Thời gian hoàn thành kéo dài nhiều tháng được cho là đã diễn ra trong một số trường hợp, điều này cũng khiến những người tham gia thị trường Thổ Nhĩ Kỳ phải cảnh giác với hàng hóa ở xa. Điều này cũng thúc đẩy nhu cầu mua hàng sôi động đối với các nguyên liệu PP và PE giao nhanh.
Các loại hạt nhựa gốc Polymer ( loại nhựa Poly ):
Hạt nhựa PP ( Polypropylene ) tái sinh & nguyên sinh:
Đặc tính hạt nhựa nguyên sinh PP dẻo, mềm. Dùng làm ghế nhựa quán cóc, các loại xô, thùng v.v.. Nhẹ hơn nước có thể tái sinh thành hạt nhựa tái sinh PP.
Hạt nhựa PET ( Poly Ethylene Terephthalate ) tái sinh & nguyên sinh:
Thuộc tính nhựa nguyên sinh & tái sinh PET cứng và dai. Phần lớn được dùng để thổi chai nhựa đựng nước giải khát. PET chịu nhiệt khá kém, chảy mềm ở 80″C và không chịu được một số dung môi cơ bản như xăng, xylene v.v… Có thể sản xuất ở trạng thái sạch và có chứng nhận cấp thực phẩm FDA (Food and Drug Administration) có thể tái chế và không độc hại có thể tái sinh thành hạt nhựa tái sinh PET.
Hạt nhựa
Hạt nhựa nguyên sinh PE dẻo, mềm. chức năng khá giống với nhựa PP nhưng chia ra làm 3 loại với ứng dụng rộng hơn ( nhựa HDPE, nhựa LDPE, nhựa LLDPE) có thể tái sinh thành hạt nhựa tái sinh PE.
Hạt nhựa PA ( Poly Amid, còn gọi là Nylon ) tái sinh & nguyên sinh:
Hạt nhựa PA nguyên sinh đặc tính cứng, dai, chịu nhiệt cao (180 độ C), dùng làm các chi tiết chịu nhiệt, chịu lực trong ô tô, máy móc. Có loại dùng để kéo thành sợi lông bàn chải đánh răng… Nhựa PA nặng hơn nước, có thể tái sinh thành hạt nhựa tái sinh PA.
Hạt nhựa tái sinh & nguyên sinh PS ( Polystyrene ):
Nhựa PS đặc tính cứng, giòn chia làm 2 loại khác nhau: HIPS (Hight-impact PS) chịu lực tốt, dùng làm vỏ tivi và các loại thiết bị chịu lực; GPPS (Genegal Purpose PS) trong suốt, dùng làm các lại hàng gia dụng trong suốt, giòn… Nặng hơn nước có thể tái sinh thành hạt nhựa tái sinh PS.
Hạt nhựa POM ( Poly Oxymethylene – còn gọi là Acetal ) tái sinh & nguyên sinh:
Nhựa POM cứng, dai và lì, chịu ma sát và bẻ quặp. Dùng làm các chi tiết ma sát như bánh răng truyền động, các loại móc trong balo túi xách, nút áo bấm… Nhựa POM nặng nhất trong các loại nhựa có thể tái sinh thành hạt nhựa tái sinh POM.
Hạt nhựa tái sinh & nguyên sinh PVC ( Poly Vinyl Clorua ):
Hạt nhựa nguyên sinh & hạt nhựa tái sinh PVC thường được dùng sản xuất ống dẫn nước. Hiện nay, trong nước đã sản xuất được hạt nhựa PVC nên ít có công ty khẩu trừ các loại nhựa PVC cao cấp như hạt nhựa PVC trong suốt, nhựa PVC dành cho chuyên dụng… Tuy nhiên theo tin tức nội bộ thì hiện này loại nhựa này đang bị hạn chế sử dụng ở một số nước tiên tiến vì lý do độc hại. Phế phẩm từ hạt nhựa PVC khi đốt cháy sinh ra loại khí độc có hại cho sức khỏe con người và môi trường. Khi ở trạng thái bình thường, nhựa nguyên
PVC đạt đến độ tuổi phân huỷ bề mặt mà chưa được thay thế cũng chuyển hóa thành các trạng thái độc hại, tuy nhiên các phế phẩm từ nhựa PVC vẫn có thể tái sinh thành hạt nhựa tái sinh PVC.
Hạt nhựa ABS nguyên sinh & tái sinh ( Acrylonitrin Butadien Styren ) nhựa tái sinh ABS.
Tính chất nhựa ABS gốc Butadien bắt nguồn từ cao su thiên nhiên: cứng, rắn mà không giòn. Cân bằng tốt giữa độ bền kéo, va đập, độ cứng bề mặt, độ rắn, độ chịu nhiệt các tính chất ở nhiệt độ thấp và các đặc tính về điện trong khi giá nhựa nguyên sinh ABS tương đối rẻ. Tính chất đặc trưng của ABS là độ chịu va đập và độ dai.
Có rất nhiều loại hạt nhựa nguyên sinh ABS biến tính khác nhau nhằm cải thiện độ chịu va đập, độ dai và khả năng chịu nhiệt. Khả năng chịu va đập không giảm nhanh ở nhiệt độ thấp.
Độ ổn định nhựa ABS dưới tải trọng rất tốt, hạt nhựa nguyên sinh và tái sinh ABS chịu nhiệt tương đương hoặc tốt hơn Acetal, PC.. ở nhiệt độ phòng. Khi không chịu va đập, sự hư hỏng xảy ra do uốn nhiều hơn dòn. Tính chất vật lý ít ảnh hưởng đến độ ẩm mà chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định kích thước của ABS.
Nhựa ABS có thể làm dạng tấm, profile đùn, màng. ABS có gia cường sợi thuỷ tinh thích hợp cho đùn thổi.
Ứng dụng: Hạt nhựa ABS kết hợp đặc tính về điện và khả năng ép phun không giới hạn và giá cả phải chăng, được ứng trong các sản phẩm cách điện, trong kỹ thuật điện tử và thông tin liên lạc:
Vỏ và các linh kiện bên trong như vỏ TV, vỏ máy photocopy, vỏ điện thoại, hộp mỹ phẩm…
Trong kỹ thuật nhiệt lạnh: Là các vỏ bên trong, các cửa trong và vỏ bọc bên ngoài chịu va đập ở nhiệt độ lạnh.
Các sản phẩm ép phun như các vỏ bọc, bàn phím, sử dụng trong các máy văn phòng, máy ảnh…
Trong công nghiệp xe: Làm các bộ phận xe hơi, xe máy, thuyền…
Trong công nghiệp bao bì, đặc biệt dùng cho thực phẩm, các sản phẩm ép phun, thùng chứa và màng, mũ bảo hiểm đồ chơi…
Nhựa có từ đâu ?
Text Box: Nguồn gốc của nhựa ?
Chất dẻo (nhựa hay còn gọi là plastic ) có nguồn gốc từ các sản phẩm hóa dầu.
Chất dẻo phát hiện từ khi nào ?
Năm 1600 TCN, người Trung Mỹ đã sử dụng cao su thiên nhiên làm banh, dây, và các bức tượng nhỏ.
Các chất dẻo có nguồn gốc sinh học đầu tiên như trức và protein máu là các polymer hữu cơ. Sừng gia súc được xử lý được dùng làm cửa cho những chiếc lồng đèn thời Trung Cổ.Chất dẻo đầu tiên được làm ra vào năm 1838 là vinyl clorua. Tiếp theo đó là chất styrene vào năm 1839, acrylic
Số 1- Nhựa PET hay PETE (Polyethylene Terephtalate)
- Loại nhựa trong suốt, có thể chịu được nhiệt độ lên đến 200 độ C và chịu lạnh -90 độ C trong thời gian ngắn (khoảng 2 phút), có thể cho vào tủ lạnh (cả ngăn mát lẫn ngăn đông).
- Nhựa PET/ PETE khá an toàn cho sức khoẻ, thường dùng để chế tạo vỏ chai dầu gội, nước súc miệng, sữa tắm,...
- Dùng nhiều trong ngành nước giải khát như làm chai: nước ngọt, nước ép, nước suối, nước khoáng,...
- Khi sử dụng bình đựng nước uống nhựa PET hàng ngày, để đảm bảo an toàn sức khoẻ người dùng nên lưu trữ nước ở nhiệt độ dưới 50 độ C, thay bình tối đa 3 tháng 1 lần.
- Không được cho vào lò vi sóng.
Nhựa HDPE
- Dùng để chế tạo các bình nhựa cứng như bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa.
- Chịu được nhiệt độ 110 độ C, có thể cho vào lò vi sóng ở công suất thấp (khoảng 800 W).
- Khi tái sử dụng cần hết sức lưu ý, vì loại nhựa này khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ vi khuẩn.
Nhựa LDPE
- Nhựa này được dùng phổ biến để sản xuất các hộp mì ăn liền, vỏ các loại bánh snack, bao bì đựng thực phẩm,...
- Không nên cho những đồ dùng bằng nhựa này vào lò vi sóng để hâm, nấu vì nó dễ nóng chảy, gây hại cho sức khoẻ.
- Là những loại nhựa còn lại, nhưng phổ biến nhất là nhựa PC và Tritan:
+ Nhựa PC thường được đưa vào sản xuất các loại bình đựng nước, bình sữa em bé, hộp đựng thực phẩm,... Đã có nhiều ý kiến tranh cãi chất liệu nhựa này không an toàn, gây ung thư vì chứa BPA.
Tuy nhiên, "Vào năm 2014, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ ) đã công bố bản báo cáo mới nhất, xác nhận giới hạn tiếp xúc là 50 µg/kg (khoảng 23 µg/lb) hàng ngày, và kết luận rằng BPA có thể an toàn ở mức được cho phép".
Vì vậy mà hiện nay các đồ dùng bằng nhựa này đều được in thêm chữ BPA Free - nghĩa là đảm bảo an toàn, không chứa chất gây ung thư.
+ Nhựa Tritan có độ trong suốt như thủy tinh, khi rơi khó vỡ, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người sử dụng, thường dùng làm bình đựng nước, hộp đựng thực phẩm, ly đựng nước,...
Lưu ý đối với những bình nước có ghi nhựa số 7 thì nên chọn những loại sản phẩm có ghi BPA free hoặc có giấy chứng nhận từ bộ y tế để đảm bảo an toàn.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngành công nghiệp Nhựa dù còn non trẻ so với các ngành công nghiệp lâu đời khác như cơ khí, điện - điện tử, hoá chất, dệt may… nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Ngành Nhựa giai đoạn 2010 – 2020, là một trong những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao nhất Việt Nam với mức tăng hàng năm từ 16% – 18% (chỉ sau ngành viễn thông và dệt may), có những mặt hàng tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%/năm.
Với tốc độ phát triển nhanh, ngành Nhựa đang được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam.
Sự tăng trưởng đó xuất phát từ thị trường rộng, tiềm năng lớn và đặc biệt là vì ngành nhựa Việt Nam mới chỉ ở bước đầu của sự phát triển so với thế giới và sản phẩm nhựa được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống bao gồm sản phẩm bao bì nhựa, sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng, sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm nhựa kỹ thuật cao.
Hiện nay, các sản phẩm nhựa của Việt Nam đang có mặt tại gần 160 nước.
Thị trường xuất khẩu truyền thống của các công ty nhựa Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, một số nước thuộc khu vực Châu Âu (Đức, Hà Lan…) và ASEAN (Campuchia, Indonesia, Philippine…). Gần đây, Hàn Quốc đã trở thành một thị trường xuất khẩu lớn mới của các nhà xuất khẩu nhựa Việt Nam.
Thói quen ưa chuộng sử dụng sản phẩm nhựa trong cuộc sống thường ngày của người Việt, đặc biệt là các loại bao bì nhựa, nên, nhu cầu sử dụng nhựa của Việt Nam tương đối cao.
Với mức tăng trưởng kinh tế ổn định (ở mức cao so với mặt bằng chung thế giới), đặc biệt nhu cầu ngành xây dựng, hạ tầng, tiêu dùng cũng như thu nhập bình quân đầu người gia tăng (cùng với đó là sự gia tăng của tầng lớp trung lưu khiến nhu cầu mua sắm gia tăng) sẽ là động lực chính cho đầu ra ngành công nghiệp nhựa trong nước.
Bên cạnh đó, các Hiệp định tự do thương mại Việt Nam đã và đang ký kết như FTAs, và RCEP cũng là những yếu tố tích cực giúp cho sản phẩm nhựa Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu sang các thị trường khác.
Đặc biệt, RCEP sẽ giúp các công ty Việt Nam mở rộng phạm vi khu vực nguồn nguyên liệu được đảm bảo yêu cầu quy tắc xuất xứ.
Hiện nay, các sản phẩm nhựa Việt Nam được chia làm 4 nhóm chính, gồm nhựa bao bì, nhựa gia dụng, nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật.
Nhựa bao bì: Đây là dòng sản phẩm có giá trị gia tăng thấp nhưng lại chiếm tới 39% giá trị sản xuất và tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam.
Ngành hàng tiêu dùng trong nước tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của dân cư gia tăng là yếu tố then chốt giúp ngành nhựa bao bì đảm bảo đầu ra vững chắc.
Bao bì nhựa là một ngành giao nhau giữa hai ngành Nhựa và Bao bì. Ngành bao bì nhựa có thể được phân loại thành: Bao bì mềm, phục vụ chủ yếu cho ngành thực phẩm; Chai lọ nhựa đóng hộp phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực nước giải khát; Bao bì cứng.
Theo báo cáo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), Bao bì nhựa chiếm 460 trên tổng số 2.000 công ty nhựa trên toàn quốc, 66% giá trị xuất khẩu nhựa hàng năm của Việt Nam là nhựa bao bì.
Nhựa bao bì cũng là mặt hàng nhựa xuất khẩu chủ yếu của ngành nhựa Việt Nam, các thị trường chính bao gồm Mỹ, Nhật Bản, EU.
Tuy có nhiều lợi thế về chi phí sản xuất thấp nhưng thị trường xuất khẩu túi, bao bì nhựa đang gặp một số khó khăn tuy nhiên chúng tôi đánh giá những trở ngại đó không quá ảnh hưởng tới các doanh nghiệp nhựa bao bì trong nước.
Cụ thể: EU đã thông qua quy định về hạn chế sử dụng túi nhựa và xu hướng chuyển sang dùng các loại túi, bao bì tự phân hủy.
Tuy nhiên hàng nhựa bao bì Việt Nam xuất sang châu Âu thường phải đáp ứng những yêu cầu chất lượng cao, chủ yếu là bao bì cao cấp và bao bì tự hủy, nên quy định này sẽ không quá ảnh hưởng tới việc xuất khẩu của bao bì Việt Nam.
Bên cạnh đó, Mỹ vẫn tiếp tục kéo dài việc áp thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm túi, bao bì nhựa PE nhập khẩu từ Việt Nam (cùng với Việt Nam là các nước Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Đài Loan và Thái Lan cũng chịu các mức thuế phạt thêm 5 năm nữa).
Mỹ đã bắt đầu chương trình hạn chế này từ năm 2010 và tiếp tục gia hạn sau thời kỳ 5 năm lần đầu tiên kết thúc.
Nhựa vật liệu xây dựng: Chiếm 14% giá trị sản xuất, bao gồm các sản phẩm như ống nước, khung cửa chính, cửa sổ.
Nhờ thị trường bất động sản đang hồi phục và các hoạt động xây dựng dân dụng, hạ tầng gia tăng với nhiều dự án có quy mô lớn và vốn đầu tư cao, đặc biệt là các dự án về xây dựng nhà xưởng và cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp, hạ tầng giao thông.
Nâng cấp đường bộ… nên thị trường tiêu thụ VLXD được kỳ vọng sẽ được mở rộng mạnh mẽ với tiềm năng cao.
Các yếu tố thúc đẩy phân khúc nhựa VLXD phát triển như: Thị trường bất động sản và các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn phục hồi; Kích thước cồng kềnh của các sản phẩm nhựa VLXD khiến vận chuyển khó khan do đó sản phẩm nhập ngoại kém cạnh tranh;
Thị hiếu tiêu dùng đặc trưng là những lợi thế giúp các công ty sản xuất nhựa VLXD không chịu nhiều cạnh tranh từ các công ty nước ngoài; Theo Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020.
Tầm nhìn đến năm 2025 của Bộ Công thương, ngành nhựa sẽ chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa VLXD và nhựa kỹ thuật có tính chất cơ lý đặc biệt chuyên dùng trong thi công công trình và hoạt động công nghiệp.
Nhựa gia dụng: Chiếm khoảng 32% giá trị sản xuất, bao gồm các sản phẩm gia dụng như nội thất, tủ, đĩa, đồ chơi, và giầy dép.
Các công ty trong nước chủ yếu tập trung sản xuất nhóm sản phẩm này, nhưng thường có biên lợi nhuận thấp, trong khi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tập trung ở phân khúc sản phẩm cao cấp, có giá trị và biên lợi nhuận cao.
Trong những năm gần đây, các sản phẩm nhựa gia dụng Việt Nam chiếm tới 90% thị phần nội địa và tập trung ở phân khúc bình dân.
Tuy nhiên các công ty trong nước đang đánh giá thấp nhu cầu tiêu dùng hàng cao cấp trong nước và không có kế hoạch phát triển dòng sản phẩm cao cấp, phân khúc nhựa gia dụng cao cấp vẫn đang bị bỏ ngỏ. Kết quả là mảng nhựa gia dụng cao cấp bị các công ty nước ngoài chiếm lĩnh với những chiến lược bài bản như: hệ thống phân phối hiện đại (hệ thống các cửa hàng bán sản phẩm kết hợp với hợp tác cùng các siêu thị, trung tâm thương mại).
Đâu tư công nghệ để đa dạng hóa sản phẩm nhằm đánh vào tâm lý xem trọng an toàn sức khỏe và phủ kín nhu cầu của người tiêu dùng.
Nhựa công nghệ cao: Chiếm 9% giá trị sản xuất, bao gồm các sản phẩm như phụ tùng nhựa, dùng trong lắp ráp ô-tô, xe máy, thiết bị y tế và trang thiết bị dùng trong công nghiệp composite.
Đến nay toàn ngành Nhựa Việt Nam gồm khoảng hơn 2.000 công ty trải dài từ Bắc vào Nam và tập trung chủ yếu ở Tp.HCM (tại Tp.HCM chiếm hơn 84%) thuộc mọi thành phần kinh tế với hơn 99,8% là công ty tư nhân. Các công ty trong nước chiếm 85%, công ty nước ngoài tuy chỉ chiếm 15% về số lượng nhưng chiếm đến 40% về vốn đầu tư.
Chính phủ dự báo sẽ thoái vốn khỏi nhiều công ty trong nước và dự kiến nhiều công ty nước ngoài sẽ tận dụng cơ hội này để mua lại một tỷ lệ lớn cổ phần chào bán, qua đó nâng tỷ lệ vốn góp trên thị trường lên khoảng 60%.
Dù có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng ngành Nhựa Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ được biết đến như là một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo.
Trong khi đó lại không chủ động được hoàn toàn nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất. Hiện nay mỗi năm ngành Nhựa cần khoảng 4.5-5 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào như PE, PP, PS, PVC… chưa kể hàng trăm loại hoá chất phụ trợ khác nhau.
Trong khi khả năng trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng gần 1 triệu tấn nguyên liệu và hóa chất, phụ gia cho nhu cầu của ngành Nhựa Việt Nam.
Ngành Nhựa hiện nay mới chỉ chủ động được khoảng 20% nguyên liệu cũng như hóa chất phụ gia đầu vào.
Nếu không sớm chủ động được nguồn nguyên liệu thì đây sẽ là một trở ngại lớn cho các công ty ngành Nhựa để có thể thực hiện sản xuất cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tham gia ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.
Tình hình xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam
Hiện tại, các sản phẩm của nhựa Việt Nam đã có mặt tại 151 thị trường trên thế giới, kể cả những thị trường đòi hỏi chất lượng cao, tiêu chuẩn kỹ thuật tối ưu như Nhật Bản, Mỹ, EU.
Xuất khẩu nhựa của Việt Nam chủ yếu đến từ nhóm những công ty FDI (chiếm 60% giá trị xuất khẩu toàn ngành), những công ty này sử dụng những công nghệ tiên tiến, đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường nước ngoài.
Nhật Bản, EU và Mỹ là những thị trường xuất khẩu chính của ngành Nhựa Việt Nam, trong đó Nhật Bản vẫn giữ vị trí đầu tiên với tỷ trọng trên 20% giá trị xuất khẩu qua các năm.
Những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ngành nhựa Việt Nam chủ yếu vẫn là bao bì túi nhựa, hoặc phụ kiện, linh kiện có giá trị gia tăng thấp.
Mặc dù triển vọng xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam được hỗ trợ tích cực bởi các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam đã tham giá như FTAs.
RCEP nhưng ngành nhựa Việt Nam vẫn đối mặt với những hạn chế tới từ thị trường xuất khẩu khác như xu hướng chuyển dịch sang sử dụng bao bì thân thiện với môi trường tại châu Âu ngày một lan rộng trong khi Mỹ vẫn áp thuế chống phá giá lên mặt hàng túi nhựa PE nhập từ Việt Nam.
Những hạn chế cản trở phát triển công nghiệp nhựa
Nguyên liệu đầu vào chính của ngành nhựa là các bột nhựa và hạt nhựa PE, PP, PVC, PS và PET, được sản xuất chủ yếu từ dầu-khí-than.
Trong đó 75%-80% nguyên liệu và phụ liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất nhựa phải nhập khẩu do nguồn cung trong nước hiện nay chỉ có thể đáp ứng khoảng 1 triệu tấn nguyên phụ liệu (chủ yếu là nhựa PVC, PET và PP), đặc biệt thiếu nguồn cung nguyên liệu nhựa tái sinh, công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa chưa phát triển.
Chi phí cho nguyên liệu chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí của ngành nhựa. Tuy nhiên các công ty nhựa Việt Nam không thể chủ động nguồn cung cấp trong nước, phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu đầu vào.
Tình trạng này dẫn đến việc các công ty nhựa phải duy trì tồn kho nguyên liệu lớn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.
Kéo theo đó là chi phí tài chính gia tăng, cộng thêm rủi ro về thay đổi tỷ giá và giá dầu thế giới. Hạn chế này là đặc điểm chung của cả ngành nhựa Việt Nam và khó có thể thay đổi trong vài năm tới.
Lượng lớn nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu sẽ khiến các công ty xuất khẩu sản phẩm nhựa khó tận dụng được ưu đãi thuế do những quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa.
Bên cạnh đó, giá nhựa nguyên liệu nhập khẩu thường biến động tương ứng với thay đổi của giá dầu (nhất là thời gian vừa qua khi giá dầu tăng/giảm bất thường và khó dự báo).
Tạo nên những rủi ro về chi phí đầu vào và lỗ do chênh lệch tỷ giá USD/VND, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các công ty nội địa.
Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ chỉ mới tập trung vào một số sản phẩm nhựa, chưa có cơ chế và chính sách hỗ trợ riêng cho toàn ngành.
Các sản phẩm nhựa Việt Nam hầu hết nằm ở phân khúc tầm thấp nên các công ty quy mô nhỏ và vừa (chiếm hơn 90% trong tổng số 2.000 công ty nhựa) thường ít chú trọng đến việc đầu tư công nghệ, máy móc hiện đại.Xem thêm về: Nhựa